Chủ tịch Nguyễn Kim Hùng phát biểu tại Diễn đàn cấp cao thường niên về công nghiệp 4.0 năm 2023

22/06/2023 | Tin tức, sự kiện
Tại diễn đàn cấp cao thường niên về Công nghiệp 4.0, Ông Nguyễn Kim Hùng - Viện trưởng Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam (VIDEM) - đã đưa ra 4 nhóm vấn đề chính, thúc đẩy doanh nghiệp SMEs tham gia nhiều hơn vào ngành công nghiệp hỗ trợ, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nước
Hàng nghìn đại biểu, khách mời đã có mặt tham dự phiên toàn thể cấp cao của Industry 4.0.

Chiều 14/6, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì Phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao thường niên về Công nghiệp 4.0 năm 2023 gắn với triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW về công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Diễn đàn với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh nhanh tạo đột phá rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn

Cùng dự, có lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương; các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các chuyên gia, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Diễn đàn cấp cao và Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 hằng năm đã thu hút được sự quan tâm và tham dự từ hơn 2.000 đại biểu trong nước và quốc tế, trở thành một trong những diễn đàn thường niên có quy mô lớn nhất về Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam.

Diễn đàn là nơi cho các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương được báo cáo, trao đổi, thảo luận, đề xuất, kiến nghị những cơ chế, chính sách để việc triển khai thực hiện các Nghị quyết nêu trên thật sự có hiệu quả, đi vào cuộc sống, tạo kênh kết nối giữa các cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng về kinh tế-xã hội với các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và chuyên gia trong nước và quốc tế trong triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

 

Ông Nguyễn Kim Hùng - Viện trưởng Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam (VIDEM)

Cũng tại Diễn đàn Ông Nguyễn Kim Hùng - Viện trưởng Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam (VIDEM) - Phó chủ tịch Hiệp Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) đã đưa ra 4 nhóm vấn đề chính thúc đẩy doanh nghiệp SMEs tham gia nhiều hơn vào ngành công nghiệp hỗ trợ, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nước:

Thứ 1: Sửa đổi bổ sung luật doanh nghiệp, dành 1 chương lớn về doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp và Hộ kinh doanh. Đủ hành lang pháp lý cho DN SME, khởi nghiệp, hộ kinh doanh, khi đó thể chế mới thật sự phát huy tác dụng dẫn dắt và thúc đẩy sự phát triển,....

Thứ 2: Sửa đổi bổ sung luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, để luật bao trùm hơn, thực chất hơn và tiệm cần gần nhất với hơi thở hoạt động doanh nghiệp; trong đó trọng tâm về hỗ trợ tư liệu sản xuất (đất đai,..), nguồn vốn ,... quỹ phát triển nhân lực cao đáp ứng cuộc cmsn 4.0 và công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. .... 

Thứ 3 : Sửa đổi bổ sung luật các tổ chúc tín dụng , nhằm giải quyết được nguồn vốn cho vay DN Chuyển đổi số ,DN đổi mới sáng tạo, DN công nghệ số (ICT).  Đảm bảo tỷ lệ dư nợ cho DN SMEs trong các tổ chức tín dụng > 35%/ tổng dư nợ doanh nghiệp. Tách công ty thuê mua tài chính thành loại hình đặc biệt để mở rộng được đối tượng và danh mục tài trợ (ko bí bó buộc như hiện nay chỉ cho thuê động sản - cơ chế đánh giá thẩm định phê duyệt tương tự như khoản vay trung - dài hạn tại ngân hàng), để từ đó thuê mua tài chính, chính là kênh dẫn vốn quan trọng cho DN SMEs đầu tư và sản xuất, chế biến chế tạo, nâng cao năng suât, từ đó góp phần công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. ,.....

Thứ 4 : Có giải pháp căn cơ - cơ chế đặc thù giải quyết đặc điểm "siêu nhỏ" + "vốn mỏng" trong cộng đồng doanh nghiệp SMEs. 

Việt Nam có rất nhiều yếu tố thuận lợi cho việc tiếp cận và hưởng lợi từ CMCN lần thứ tư. Đó là, có cơ cấu dân số trẻ, ham học hỏi, năng động, sáng tạo; hạ tầng cho công nghệ số hóa phát triển nhanh; cơ chế, chính sách ngày càng hoàn thiện. Vì vậy, dù phải chú ý đến những yếu tố tác động tiêu cực nhưng đây thực sự là cơ hội để Việt Nam thực hiện khát vọng phồn vinh hạnh phúc.

Thủ tướng đề nghị, sau diễn đàn này, các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp cùng nỗ lực, biến khát vọng thành việc làm và hành động cụ thể để tiếp tục phấn đấu và đạt được những bước tiến mới góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta. Chúng ta đã nỗ lực rồi thì nỗ lực hơn nữa, cố gắng rồi thì cố gắng hơn nữa, quyết tâm rồi thì quyết tâm cao hơn nữa, xác định trọng tâm trọng điểm để phân bổ nguồn lực thời gian thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây