Hội nghị cải cách thủ tục hành chính với nhiều ý kiến được đưa ra tại 2 phiên họp ngày 26/05
Chiều 26/5, Hội nghị trực tuyến với chủ đề "Hiến kế cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh sau dịch COVID-19" đã diễn ra tại Hà Nội. Hội nghị kết thúc với sự hưởng ứng sâu rộng của cộng đồng các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Hội nghị do Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VinaSME), Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ thông qua Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa . Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ và Giám đốc Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam Micheal Greene chủ trì Hội nghị.
Hưởng ứng lời kêu gọi "đề xuất ý tưởng, giải pháp để cả ngành, cả đất nước đi lên" của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với doanh nghiệp ngày 9/5/2020, hội nghị này nhằm thảo luận, hiến kế giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải do tác động của dịch COVID-19 cũng như bàn các giải pháp hiện thực hóa quyết tâm cắt giảm 20% chi phí cho doanh nghiệp và thúc đẩy việc thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng ra nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới, ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị
Tại Việt Nam, dịch COVID-19 đã và đang tác động đến nhiều mặt kinh tế-xã hội; khiến đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô hoặc sản xuất cầm chừng.
Để kịp thời ứng phó với dịch COVID-19 cũng như chia sẻ khó khăn, bảo đảm cuộc sống cho nhân dân, người lao động, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp mạnh mẽ để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, an ninh lương thực, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm an sinh xã hội và trật tự an toàn xã hội, đồng thời, tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành và chuyển đổi phương thức làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước theo hướng điện tử hóa, phi giấy tờ.
Cùng với thực hiện nhanh, hiệu quả, thiết thực các cơ chế, chính sách đã được ban hành thời gian qua phục vụ người dân, doanh nghiệp, nhất là các cơ chế, chính sách ban hành kèm theo Nghị định số 41 về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, Nghị quyết số 42 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2020/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Đây là lần đầu tiên ghi nhận giá trị pháp lý của thủ tục trực tuyến, kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử, công nhận hồ sơ ký số của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm bớt các loại hồ sơ giấy cũng như các quy trình giao dịch trực tiếp với cơ quan nhà nước, thúc đẩy giao dịch điện tử, góp phần xây dựng nền kinh tế số.
Hội nghị được chia thành 2 phiên với 4h đồng hồ diễn ra. Vinh dự, ông Nguyễn Kim Hùng Chủ tịch Tập đoàn Kim Nam, Đại diện cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đưa ra một số ý kiến về giải pháp mang tính chiến lược nhất cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ Việt Nam. Ông đưa ra với ý kiến như sau:
Ông Kim Hùng - Chủ tịch Kim Nam Group phát biểu tại hội nghị
Sớm ban hành cơ chế Sandbox để tạo môi trường cho các mô hình kinh doanh số, P2P Lending phát triển để từng bước phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
Chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được chuyển đổi số. Rất nhiều hộ kinh doanh với doanh thu lớn nhưng không mang tính kế thừa.Nếu ban hành chính sách thì nên mang tính nuôi dưỡng nguồn thu, dẫn dắt hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp từ từ.
Với các doanh nhân đi lên từ nghề, Chính phủ nên có chính sách ưu đãi với từng hạng mục khác nhau đối với doanh nhân khác nhau. Như vậy, người đóng góp nhiều hưởng dịch vụ công khác hơn, vào bệnh viện có chính sách chăm sóc khác hơn, thể hiện quyền bình đẳng giữa mọi người và thuận tiện đối với các hoạt động tài chính, kế toán của doanh nghiệp.
Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các quỹ đang có chưa phát huy tác dụng. Chính phủ cần nhanh chóng thúc đẩy để giúp doanh nghiệp tiếp cận các chính sách ưu đãi của nhà nước.
Hội nghị đã diễn ra thành công tốt đẹp
Những ý kiến trên đã được hưởng ứng sâu rộng trong cộng đồng doanh nghiệp SMEs. Hy vọng trong thời gian tới, chính phủ sẽ đưa ra các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Hãy cùng Kim Nam Group, cùng ông Nguyễn Kim Hùng cùng hỗ trợ các doanh nghiệp SMEs phát triển . Kim Nam Group “Thành phố thông minh cho doanh nghiệp Việt - Smart city SMEs”