Đại dịch Covid 19 để lại hậu quả to lớn với nền kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam

20/03/2020 | Tin tức, sự kiện
Đại dịch Covid 19 để lại hậu quả to lớn với nền kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam
Đại dịch Virus Covid-19 đang giáng một đòn nặng vào nền kinh tế toàn cầu với hậu quả cực kỳ nghiêm trọng và nó làm ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn thế giới và trong đó có Việt Nam
Kinh tế Việt Nam và thế giới đang vào thời kì u ám và đen tối dưới bóng ma COVID -19
Thực trạng này đang diễn ra và chưa có sự kiểm soát được của con người, hàng ngày vẫn có hàng trăm người ra đi vì dịch bệnh nguy hiểm này, nó tàn phá nền kinh tế của toàn thế giới mà không cần đến vũ khí hay chiến tranh sát thương
Hậu quả của cuộc khủng hoảng do COVID -19 gây ra thực sự sẽ còn khó khăn, nan giải và kéo dài

1. Khởi đầu cho sự phá hủy tàn khốc bắt nguồn từ Trung Quốc
 

Các hàng sản xuất công nghiệp nặng như ô tô đóng cửa, nhà máy không có nguyên nhiên vật liệu nhân công để làm, các của hàng, du lịch đóng cửa, ngừng đón khách
COVID VŨ HÁN gây ra phá hủy tất cả. Không có nhà phân tích nào dự đoán được sự tăng trưởng năm 2020
Nên kinh tế Trung Quốc là nơi gánh hậu quả trực tiếp và nơi phát tán tâm dịch

2. Nạn nhân của Đại dịch COVID 19

Nạn nhân tiếp theo Trung Quốc là nền kinh tế suy thoái toàn cầu
Trung quốc là nơi xuất khẩu hàng linh kiện, điện tử lớn nhất thế giới 30% với lượng xuất khẩu toàn cầu chính vì vậy ảnh hưởng của nó rất sâu sắc và đẩy các lĩnh vực sản xuất toàn cầu rơi tự do nhất là Điện tử và máy tính
“Nền kinh tế toàn cầu chắc chắn sẽ đi xuống. Một số quốc gia, như, Mỹ, Italy và Pháp sẽ rơi vào suy thoái là nơi thành ổ dịch thứ 2 sau Trung Quốc
 
3. Bóng ma Covid-19 bao trùm kinh tế Việt Nam
Khảo sát gần nhất của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) trên 1.200 doanh nghiệp về ảnh hưởng của Covid-19 tới hoạt động kinh doanh cho thấy, nếu Covid-19 kéo dài 6 tháng, 74% doanh nghiệp có thể sẽ phá sản.
Nguyên nhân chủ yếu do doanh thu không thể bù đắp các khoản chi cho hoạt động như trả lương, lãi vay ngân hàng, thuê mặt bằng... Ngoài ra, gần 30% mất 20-50% doanh thu, 60% doanh nghiệp thậm chí giảm hơn một nửa doanh thu.
Những nhóm ngành bị tác động nghiêm trọng và tức thì là hàng không, du lịch (lưu trú, khách sạn, ăn uống), giáo dục, dệt may, da giày, sản xuất đồ gỗ...
Covid-19 còn khiến hoạt động sản xuất có thể trì trệ, thương mại bị hạn chế, nông nghiệp, bán lẻ và dòng vốn đầu tư quốc tế cũng “dính đòn”.
Ngành hàng không, du lịch, dịch vụ là lãnh hậu quả khủng khiếp từ đại dịch COVID 19
Ngành hàng không, theo dự báo của Cục Hàng không Việt Nam, diễn biến phức tạp của dịch có thể tác động làm ảnh hưởng doanh thu của các hãng hàng không Việt Nam khoảng 25.000 tỷ đồng năm 2020.
Ngành du lịch kiệt quệ với doanh thu giảm trầm trọng, số lượng các công ty cho nhân viên nghỉ diễn ra hằng ngày
Dệt may công ty nghỉ luân phiên
Tiếp theo sẽ còn rất nhiều ngành nghề khác bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID nguy hiểm này

4. Với sự u ám chưa dừng lại
Với diễn biến phức tạp của dịch bênh này đang diễn ra tại Mỹ, Italya, Iran…. Thì dự báo nền kinh tế sẽ còn thảm hại và còn u ám hơn nữa

Deutsche Bank dự báo, do đại dịch Covid-1, tăng trưởng của Trung Quốc sẽ thấp hơn 1,5% trong quý đầu tiên của năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019, ở mức 4,6%. Tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ chậm hơn 0,5 điểm phần trăm.
Sự ra tay Chính phủ Việt Nam
Nhà nước Việt Nam,trước sự ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ có biện pháp giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ sẽ có một chương trình hỗ trợ doanh nghiệp toàn diện, tổng thể về thuế, phí, bảo hiểm... với những ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề.
Thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và đầu tư) cho thấy chỉ trong 2 tháng đầu năm có tới 16.151 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước; 2.807 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.
Covid-19 có thể coi là “cú sốc” với nền kinh tế. Dù Chính phủ đang chuẩn bị các kịch bản theo tình hình dịch Covid-19 để chủ động ứng phó, nhưng theo báo cáo đánh giá ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với kinh tế xã hội Việt Nam, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã giảm mức dự báo GDP từ 6,8% xuống chỉ còn 5,96% nếu dịch bệnh kéo dài đến quý II- mức thấp nhất trong 7 năm gần đây.
 
 
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây