Diễn đàn An ninh tài chính tiền tệ trong bối cảnh Covid-19

24/12/2020 | Tin tức, sự kiện
Diễn đàn An ninh tài chính tiền tệ trong bối cảnh Covid-19
Diễn đàn An ninh tài chính tiền tệ trong bối cảnh Covid-19

Ngày 24/12, Diễn đàn An ninh tài chính tiền tệ trong bối cảnh Covid-19 diễn ra tại khách sạn Army số 1 Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội
Tại diễn đàn các chuyên gia đã chỉ ra nhiều nguy cơ, đồng thời đưa ra các khuyến nghị đối với Việt Nam nhằm đảm bảo vấn đề an ninh tài chính, tiền tệ trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế toàn thế giới.
Sự kiện diện các chuyên gia trong sự kiện: 
- Ts Chu Quốc Dũng Phó tổng biên tập Báo an ninh thủ đô
- Ts Cấn Văn Lực Thành viên hội đồng tư vấn chính sách tài chính, Quốc Gia Việt Nam
- PGS, TS Nguyễn Đức Thành Giám đốc trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chiến lược (VESS)
- Ts Nguyễn Đại Lai Chuyên gia tài chính ngân hàng 
- Ông Nguyễn Kim Hùng, Phó viện trưởng Viện doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn Kim Nam 
Tại diễn đàn, các chuyên gia phân tích tình hình chung. Trong năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang đối mặt với bất ổn kinh tế vĩ mô, đe dọa đến an ninh tài chính, hệ thống tài chính xuất hiện nhiều rủi ro không nhỏ; một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô phục hồi, tuy nhiên rủi ro tiềm ẩn đến an ninh tài chính vẫn còn
 
An ninh
Chuyên gia phân tích đánh giá tổng quan tại diễn đàn
 
Ngày 16-12, Bộ Tài chính Mỹ ban hành báo cáo về "Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ", qua đó đưa Việt Nam vào danh sách giám sát 10 nền kinh tế, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Singapore, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan và Ấn Độ.
Tại diễn đàn theo TS Chu Quốc Dũng, việc duy trì được sự ổn định và lành mạnh tài chính trong quá trình vận hành của thị trường và hoạt động của các định chế tài chính là một yêu cầu cực kỳ quan trọng, có thể nói là sống còn đối với mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam, trên cơ sở đó giảm thiểu và hạn chế được rủi ro trên thị trường và hệ thống tài chính.
 
A Hùng
Chủ tịch Nguyễn Kim Hùng - Chủ tịch Tập đoàn Kim Nam 
 
Tại diễn đàn các chuyên gia đã khái quát nhất về tình hình tài chính tiền tệ tại Việt Nam
- Cán cân thương mại giữa Việt Nam và Mỹ có tính chất cơ cấu, không phải tiền tệ, có sự chênh lệch bắt nguồn từ mô thức của chuỗi giá trị toàn cầu, không thuần túy phụ thuộc vào giá trị tiền tệ (ví dụ quan hệ thương mại Đức-Mỹ, Nhật-Mỹ, Mexico-Mỹ …...
- Việt Nam có nhu cầu tích lũy dự trữ ngoại hối để đáp ứng nhu cầu thanh toán bền vững, đồng thời ổn định giá tỷ giá nhằm củng cố quá trình hội nhập.
- Rà soát dư cán cân vãng lai (tổng thể) có thể là một vấn đề để thảo luận thêm, lưu ý khuynh hướng dài hạn. Việt Nam đã và đang tích cực cân đối thương mại với Mỹ thông qua việc mua hàng tư bản (VD: máy bay) và năng lượng (khí hóa lỏng) quy mô lớn.
- Việc điều tra cần có sự đề xuất từ phía doanh nghiệp Mỹ, trong khi hàng xuất khẩu của Việt Nam là nguyên liệu và mức độ cạnh tranh không cao trên thị trường tiêu dùng.
- Việt Nam có thể vận dụng tối đa các giải pháp ngoại giao.
- Rủi ro mang tính vĩ mô nếu nền kinh tế nếu phải thay đổi tỷ giá

Cùng với đó, Việt Nam có nhiều cơ hội để nâng cao vị thế, tăng niềm tin của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng quốc tế với khả năng kiểm soát tốt dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế dương và ở mức cao nhất thế giới và khu vực năm 2020, sức mạnh tài chính khá tốt và vị thế quốc tế không ngừng được tăng lên; là một trong số ít quốc gia giữ vững xếp hạng tín nhiệm ở mức ổn định (theo đánh giá của Fitch, S&P cập nhật tháng 9/2020).

“Đánh giá tổng thể cho thấy mức độ rủi ro hệ thống tài chính Việt Nam và khả năng chống chịu các cú sốc, bất ổn tài chính bên ngoài của Việt Nam ở mức Trung bình – khá. Dù vậy, Việt Nam cần vận dụng linh hoạt mô hình 5Rs, theo dõi, đánh giá, lượng hóa các tác động tiêu cực đối với ổn định hệ thống tài chính và có giải pháp ứng phó phù hợp.

Đồng thời, cần có chiến lược, giải pháp để hoàn thiện thể chế, tiếp tục nâng cao năng lực của cơ quan quản lý và các định chế tài chính (nhất là năng lực phân tích, dự báo, kiểm soát rủi ro hệ thống), phát triển đồng bộ thị trường tài chính cùng với nguồn nhân lực, CNTT, hạ tầng tài chính – ngân hàng và đa dạng hóa sản phẩm – dịch vụ, công cụ điều tiết vừa tăng sức đề kháng, vừa đảm bảo phát triển bền vững” 

Hãy cùng Tập đoàn Kim Nam - Xây dựng thành công thành phố thông minh cho doanh nghiệp SMEs



 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây