Hội nghị thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN - APO trong lĩnh vực sản xuất
1. Ông Huỳnh Thành Đạt - Bộ trưởng bộ KH&CN
2. Ông Lê Xuân Định - Thứ trưởng bộ KH&CN
3. Đại diện 10 Quốc gia ASEAN
4. Mr Michale : Thư ký ASEAN
5. Mr Mochtan: Tổng Thư ký APO
4. Ông Trần Văn Vinh - Tổng cục trưởng Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam
5. Ông Hà Minh Hiệp - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam
6. Ông Nguyễn Kim Hùng - Phó viện trưởng Viện khoa học quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
7. Gần 200 đại biểu đại đến tham dự trực tiếp, cùng 100 đại biểu online đại diện các nước ASEAN và Tổ chức năng suất Châu á APO
Tổ chức Năng suất Châu Á (Asian Productivity Organization, APO) là tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, liên chính phủ được thành lập vào ngày 11 tháng 05 năm 1961. Với 21 nền kinh tế thành viên, APO là tổ chức duy nhất tại khu vực châu Á Thái Bình Dương có nhiều hoạt động triển khai tại các nền kinh tế thành viên nhằm nâng cao năng suất, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của khu vực. Hiện nay, 8 trong tổng số 10 quốc gia ASEAN đã là thành viên của APO (trừ Myanmar và Brunei).
Được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của APO từ ngày 01 tháng 01 năm 1996. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) được ủy quyền là đại diện thường trực của Việt Nam tại APO và là đầu mối tổ chức thực hiện các chương trình, dự án của APO, các dự án song phương với các Tổ chức năng suất quốc gia thành viên APO.
Hội nghị thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và APO trong lĩnh vực năng suất là diễn đàn đầu tiên kết nối và tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa ASEAN và APO qua đó kết nối hai tổ chức trong khu vực, trao đổi cụ thể về các nội dung và cách thức hợp tác, cũng như đề xuất các giải pháp thúc đẩy năng suất trong khu vực, hướng đến đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.
Việc chủ trì tổ chức hội nghị trên thể hiện sự tích cực và chủ động của Việt Nam với vai trò Chủ tịch của hai tổ chức, góp phần thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ của Việt Nam với các quốc gia/vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, thúc đẩy hợp tác trong khu vực. Hội nghị diễn ra đúng vào năm Việt Nam là Chủ tịch của APO và Chủ tịch của Ủy ban Tư vấn về Tiêu chuẩn và Chất lượng của ASEAN (ACCSQ).
Hội nghị cũng là một trong các sự kiện để triển khai sáng kiến của Việt Nam (do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì đề xuất) trong Nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020 về xây dựng lộ trình, giải pháp nhằm tiếp cận, thúc đẩy sản xuất thông minh cho các quốc gia ASEAN
Đây là một trong 13 sáng kiến đã được các nhà lãnh đạo ASEAN phê duyệt trong năm 2020. Ở cấp độ khu vực, ACCSQ chủ trì, phối hợp với APO và các ủy ban chuyên ngành của ASEAN xây dựng dự thảo lộ trình và giải pháp nêu trên. Bộ Khoa học và Công nghệ/Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đại diện cho Việt Nam tham gia tích cực trong việc xây dựng Lộ trình và các giải pháp thúc đẩy sản xuất thông minh trong ASEAN.
Theo chương trình hội nghị, ngày 11/12/2020, phần nội dung liên quan đến Thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và APO trong lĩnh vực sản xuất thông minh là dịp để các đại biểu trong nước và nước ngoài tham gia đóng góp ý kiến cho dự thảo bản Lộ trình và tạo cơ hội cho bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt các ý tưởng mới cũng như các xu thế phát triển của thế giới và khu vực như chuyển đổi số, sản xuất thông minh và thúc đẩy năng suất dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm góp phần vào xây dựng, thực hiện chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
Thành phần tham dự:
- Thành phần tham dự phía Việt Nam (tham dự theo hình thức trực tiếp) bao gồm: Lãnh đạo Bộ KH&CN, đại diện các đại sứ quán của các nền kinh tế thành viên APO và ASEAN tại Hà Nội, một số tổ chức quốc tế tại Hà Nội, đại diện Việt Nam tại các Ủy ban liên quan của ASEAN, đại diện các Bộ, ngành, các trường đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp.
- Thành phần tham dự phía nước ngoài (tham dự theo hình thức trực tuyến) bao gồm: Tổng thư ký APO, Tổng thư ký ASEAN, Ban thư ký APO, Ban thư ký ASEAN, Lãnh đạo và đại diện các tổ chức năng suất của thành viên APO, các cơ quan tiêu chuẩn hóa của ASEAN, các ủy ban chuyên ngành của ASEAN, các tổ chức quốc tế liên quan đến lĩnh vực năng suất, chất lượng.
Nhiều đại biểu trong và ngoài nước có mặt tại hội nghị
Phát biểu tại hội nghị có một số ý kiến tham luận được đưa ra:
- Phát biểu của Ban Thư ký ASEAN
- Xu hướng chuyển đổi số - kết nối hoạt động
- Các Hiệp định thương mại lớn với các Quốc gia: TQ, Nhật,...
- Hiệp định thương mại tự do RCEP
- ASEAN hướng đến hội nhập thị trường, hướng đến cộng đồng kinh tế
- Nâng cao khả năng kết nối chuỗi cung ứng, thực hiện các thể chế giành cho DN
- Lưu chuyển con người
- Thúc đẩy hợp tác công tư PPP ==> ASEAN thực hiện theo chủ nghĩa đa phương - mỏ rộng thị trường.
- Phát biểu của Ban thư ký APO
- Giới thiệu về APO - Các thành viên của APO - các dịch vụ giành cho các quốc gia thành viên - Tầm nhìn APO 2025 "Tăng trưởng năng suất bao trùm, đổi mới ở Châu Á - Thái Bình Dương" về đổi mới sản phẩm, quy trình và mô hình kinh doanh
- Năng suất 6.0 - Tác động toàn diện đến tất cả các phân khúc của xã hội và nền kinh tế Chia sẻ công bằng thành quả của việc cải thiện năng suất - Đổi mới - dẫn đầu Tập trung vào đổi mới sản phẩm, quy trình và mô hình kinh doanh
- Các sáng kiến đang thực hiện:
1. Sách dữ liệu về năng suất của APO
2. Chỉ số năng suất lao động (với ASEAN)
3. Thống kê và phương pháp tăng trưởng năng suất (với OECD)
4. Nói chuyện về năng suất
5. Nâng cao năng lực kỹ thuật số của các nước thành viên
6. Phát triển các kế hoạch đổi mới và năng suất quốc gia
Phát biểu của Mr Dr John Yong - phụ trách trung tâm đổi mới sáng tạo - CT uỷ ban tiêu chuẩn sx - singapore
- hành trình nâng cao năng suất
- Hướng đến Smart Nation - quốc gia thông minh
- TAP: chương trình hỗ trợ ứng dụng công nghệ - được lauching năm 2013
- Các hoạt động thúc đẩy ứng dụng công nghệ
- Hỗ trợ Doanh nghiệp chuyển đổi số - Tool kit: Đã phát triển bộ công cụ Tiêu chuẩn để giúp doanh nghiệp sử dụng các tiêu chuẩn phù hợp để triển khai công nghệ Công nghiệp 4.0
Nhiều ý kiến được đưa ra tại hội nghị
- Tham luận của Ông Hà Minh Hiệp
- Xây dựng kế hoạch tổng thể để năng cao năng suất
- Hệ thống đổi mới sáng tạo để thúc đẩy nâng cao năng suất trong công ty
- Nâng cao khả năng hấp thụ công nghệ, đổi mới khoa học công nghệ
- Loại hình Doanh nghiệp KHCN - CN cao - Loại hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: nhiều tiềm năng, khai thác sở hữu trí tuệ - Bám sát vào ISO
- Khảo sát Các ngành mà DN quan tâm đặc biệt trong lĩnh vực R&D - Quỹ hỗ trợ R&D - Các chương trình hỗ trợ Quốc gia
- Ứng dụng dự án APO - Chương trình do Thủ tướng chính phủ phê duyệt - Hệ sinh thái đẩy mạnh đổi mới sáng tạo: techfest, techmax,...
- Sự tham gia của giới học thuật: đại học, chuyên gia, viện nghiên cứu
- Chủ yếu DN lớn, DN FDI - Cần tăng cường sự kết nối giữa các viện nghiên cứu và các DN trong nền kinh tế
- Mô hình LEAN, Mô hình 6 sixma
- Thủ tướng ký gia hạn chương trình thêm 10 năm cho Viện năng suất - Chỉ số đổi mới sáng tạo: mức 42 - 4 trụ cột: Khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo - DN nhà nước - Giáo dục đào tạo - kết nối DN nước ngoài
- 4 nhiệm vụ: thúc đẩy phát triển công nghệ - nâng cao năng suất - phát triển nguồn nhân lực - nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ - Kế hoạch Hợp tác: ASEAN - APO.
Hãy cùng Kim Nam Group - Cùng Chủ tịch Nguyễn Kim Hùng theo dõi các hội nghị dành cho doanh nghiệp SMEs - Xây dựng thành phố thông minh cho doanh nghiệp SMEs.