ÔNG NGUYỄN KIM HÙNG PHÁT BIỂU BÁO CÁO VÀ ĐỀ XUẤT TẠI BUỔI TIẾP KIẾN TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC TÔ LÂM
26/08/2024 | Tin tức, sự kiện
Chiều 22/8/2024, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi tiếp đoàn đại biểu Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Nhân buổi gặp mặt và làm việc với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chiều ngày 22/8/2024, Ông Nguyễn Kim Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; Chủ tịch Tập đoàn Kim Nam đã có bài phát biểu đề xuất các chính sách cho doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
“Cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn tin tưởng vào các định hướng đúng đắn, được cụ thể hóa bằng các nghị quyết của Đàng, Nhà nước, Chính Phủ, Quốc Hội. Điển hình như Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ chính trị đã ban hành về Vài trò đội ngũ Doanh nhân trong thời kỳ mới; Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ông Nguyễn Kim Hùng chia sẻ.
Trong bài phát biểu, Ông Nguyễn Kim Hùng báo cáo đánh giá về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam tăng nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp 2022 và 2023, cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP. (Theo Google đánh giá). Bộ Thông tin và Truyền thông ước tính tỷ trọng kinh tế số trong GDP Việt Nam năm 2023 đạt 16,5%.
Trong bối cảnh này, chuyển đổi số trở thành công cụ thiết yếu giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển xứng đáng với tiềm năng, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong thời gian qua, các chương trình chuyển đổi số đã và đang được triển khai mạnh mẽ trên toàn quốc, đặc biệt là các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số không phải là một hành trình ngắn hạn mà đòi hỏi sự hỗ trợ liên tục và sâu rộng hơn nữa để doanh nghiệp nhỏ và vừa thực sự phát huy được hết tiềm năng của mình. Thực tế triển khai cho thấy vẫn còn nhiều thách thức đặc biệt là trong việc nâng cao nhận thức, năng lực ứng dụng công nghệ và khả năng tiếp cận nguồn vốn. Ông Nguyễn Kim Hùng chia sẻ.
Ông Nguyễn Kim Hùng đưa ra các đề xuất chính sách hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cụ thể như:
Xem xét sửa đổi, bổ sung luật khi đua khen thưởng đối với đội ngũ doanh nhân trong những đóng góp, hy sinh thầm lặng trên con đường phát triển kinh tế; Thúc đẩy các mô hình hợp tác công-tư (PPP) trong lĩnh vực chuyển đổi số nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận với công nghệ tiên tiến thông qua các mô hình hợp tác công-tư; Thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong đào tạo, truyền thông nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa; tận dụng nền tảng số: https://smelearning.vn/ phục vụ cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trên cả nước được học tập miễn phí (nền tảng đã ký hợp tác 11 năm sử dụng ngân sách xã hội hoá giữa Bộ KH&ĐT và Hiệp hội DN NVV Việt Nam); Mở rộng các chính sách hỗ trợ tài chính cho lĩnh vực chuyển đổi số, giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn vốn để đầu tư vào công nghệ số, đơn giản hóa quy trình thẩm định và phê duyệt vay vốn thông qua các công cụ số như hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Tại cuộc gặp các doanh nhân thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến phát triển của cộng đồng doanh nghiệp.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhắc lại Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị yêu cầu tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mở rộng quy mô, nâng sức cạnh tranh, năng lực sản xuất, phát triển kinh doanh trên nền tảng đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ. Cùng với đó, Nghị quyết cũng khẳng định tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng để doanh nghiệp phát triển, cống hiến.
Trong bối cảnh tình hình thế giới còn nhiều thách thức, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong và tin tưởng đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ động đổi mới, tái cấu trúc, nâng sức cạnh tranh, đầu tư công nghệ, tận dụng cơ hội từ cách mạng công nghiệp 4.0 và các hiệp định FTA". Điều này sẽ góp phần xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh.
Kết thúc buổi gặp mặt các doanh nhân thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chúc Hiệp hội cùng toàn thể đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nuôi chí lớn, vững gan bền, phát huy tốt hơn nữa bản sắc văn hóa, tinh thần dân tộc, gặt hái thật nhiều thành công trong sự nghiệp cao cả của "người chiến sĩ thời bình", xứng đáng với niềm tự hào, sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Trong bài phát biểu, Ông Nguyễn Kim Hùng báo cáo đánh giá về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam tăng nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp 2022 và 2023, cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP. (Theo Google đánh giá). Bộ Thông tin và Truyền thông ước tính tỷ trọng kinh tế số trong GDP Việt Nam năm 2023 đạt 16,5%.
Trong bối cảnh này, chuyển đổi số trở thành công cụ thiết yếu giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển xứng đáng với tiềm năng, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong thời gian qua, các chương trình chuyển đổi số đã và đang được triển khai mạnh mẽ trên toàn quốc, đặc biệt là các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số không phải là một hành trình ngắn hạn mà đòi hỏi sự hỗ trợ liên tục và sâu rộng hơn nữa để doanh nghiệp nhỏ và vừa thực sự phát huy được hết tiềm năng của mình. Thực tế triển khai cho thấy vẫn còn nhiều thách thức đặc biệt là trong việc nâng cao nhận thức, năng lực ứng dụng công nghệ và khả năng tiếp cận nguồn vốn. Ông Nguyễn Kim Hùng chia sẻ.
Ông Nguyễn Kim Hùng đưa ra các đề xuất chính sách hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cụ thể như:
Xem xét sửa đổi, bổ sung luật khi đua khen thưởng đối với đội ngũ doanh nhân trong những đóng góp, hy sinh thầm lặng trên con đường phát triển kinh tế; Thúc đẩy các mô hình hợp tác công-tư (PPP) trong lĩnh vực chuyển đổi số nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận với công nghệ tiên tiến thông qua các mô hình hợp tác công-tư; Thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong đào tạo, truyền thông nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa; tận dụng nền tảng số: https://smelearning.vn/ phục vụ cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trên cả nước được học tập miễn phí (nền tảng đã ký hợp tác 11 năm sử dụng ngân sách xã hội hoá giữa Bộ KH&ĐT và Hiệp hội DN NVV Việt Nam); Mở rộng các chính sách hỗ trợ tài chính cho lĩnh vực chuyển đổi số, giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn vốn để đầu tư vào công nghệ số, đơn giản hóa quy trình thẩm định và phê duyệt vay vốn thông qua các công cụ số như hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Tại cuộc gặp các doanh nhân thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến phát triển của cộng đồng doanh nghiệp.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhắc lại Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị yêu cầu tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mở rộng quy mô, nâng sức cạnh tranh, năng lực sản xuất, phát triển kinh doanh trên nền tảng đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ. Cùng với đó, Nghị quyết cũng khẳng định tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng để doanh nghiệp phát triển, cống hiến.
Trong bối cảnh tình hình thế giới còn nhiều thách thức, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong và tin tưởng đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ động đổi mới, tái cấu trúc, nâng sức cạnh tranh, đầu tư công nghệ, tận dụng cơ hội từ cách mạng công nghiệp 4.0 và các hiệp định FTA". Điều này sẽ góp phần xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh.