Tại sao người Nhật có thể Giàu có trong Nghèo khó mà Việt Nam lại Nghèo khó trong Giàu có

20/12/2019 | Tin tức, sự kiện
“Gieo hành động, bạn sẽ gặt thói quen, gieo thói quen bạn sẽ gặt tính cách, gieo tích cách bạn sẽ gặt số phận"
Tại sao người Nhật có thể Giàu có trong Nghèo khó mà Việt Nam lại Nghèo khó trong Giàu có
Vì văn hóa thích làm việc như trên mà ở Nhật có những người khá giả, giàu có vẫn muốn làm việc thay vì nghỉ ngơi ở trong nhà; có nhiều người đã về hưu và có lương nhưng vẫn đăng ký đi làm thêm, đi dọn vệ sinh công cộng tại các nhà ga, đi chăm sóc người già hơn trong các viện dưỡng lão… Đó là cách để họ tìm niềm vui trong cuộc sống, để khỏe hơn, yêu đời hơn, sống thọ hơn và được làm việc trọn đời. Kinh tế Nhật Bản là nền kinh tế khai thác triệt để nguồn lực con người từ trẻ đến già.

Việt Nam được mệnh danh là đất nước có rừng vàng biển bạc, điều kiện tự nhiên để sinh sống qua ngày thuận tiện hơn. Cùng với đó là quan niệm về công việc và làm việc của người Việt Nam và người Nhật cũng có sự khác nhau. Cho đến ngày nay, một bộ phận cha mẹ người Việt vẫn mang trong mình tâm lý mong muốn con cái khi ra trường đi làm có được một công việc nhàn hạ lương cao, không phải lao động nặng nhọc vất vả và thậm chí có những người coi việc phải lao động và lao động chân tay là nghèo, là hèn, là thấp kém.

Chính tâm lý này dẫn đến tinh thần làm việc, ý thức lao động sản xuất và sáng tạo của một bộ phận thanh niên khi ra ngoài xã hội và đi làm thì không cao. Trong khi người Nhật rất coi trọng công việc, họ làm tất cả vì sự phát triển chung của công ty cũng như luôn cống hiến hết mình cho công việc để được nhận lương, thì một bộ phận người lao động Việt Nam thường làm hết giờ sẽ về hoặc làm đúng khối lượng công việc tương ứng với đồng lương được nhận.
 
Người Việt luôn mong muốn việc nhàn lương cao

Người Việt Nam có trách nhiệm với công việc, nhưng nếu phải chọn lựa giữa công việc và gia đình, có thể người Việt Nam sẽ ưu tiên gia đình hơn. Họ cũng rất dễ nhảy việc khi công việc và mức lương không như ý. Dẫn đến nhiều lao động tuổi thì cao nhưng tay nghề chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và năng suất lao động không tương ứng… khiến cho doanh nghiệp không tạo ra được nhiều sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm chất lượng cao, không tạo ra lợi nhuận và doanh thu, không phát triển… dẫn đến thực tế là doanh nghiệp không đủ khả năng để trả lương hoặc không thể tăng lương cho người lao động. Trong khi ở độ tuổi 30 – 40, người lao động có nhu cầu và phải nhận được mức lương cao mới đủ đáp ứng điều kiện sống và chăm lo cho gia đình… Chính vòng luẩn quẩn này khiến cho người lao động thì dễ chán việc, nhảy việc, nghỉ việc, không nâng cao được tay nghề, năng lực và thu nhập, còn các doanh nghiệp thì khó phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây