Văn hóa ứng xử Tập đoàn Kim Nam Group

07/02/2020 | Tin tức, sự kiện
Văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp là một phần văn hoá doanh nghiệp. Các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp được xây dựng và duy trì, phát triển bền vững sẽ tạo ra mối liên kết chặt chẽ trong toàn doanh nghiệp và đây là nguồn nội lực to lớn của mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh đó, môi trường làm việc ngày càng trở nên đa dạng, nên càng đòi hỏi văn hoá ứng xử phải được thiết lập bền vững.
Văn hóa ứng xử Tập đoàn Kim Nam Group
Văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp là một phần văn hoá doanh nghiệp. Các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp được xây dựng và duy trì, phát triển bền vững sẽ tạo ra mối liên kết chặt chẽ trong toàn doanh nghiệp và đây là nguồn nội lực to lớn của mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh đó, môi trường làm việc ngày càng trở nên đa dạng, nên càng đòi hỏi văn hoá ứng xử phải được thiết lập bền vững.
Mỗi doanh nghiệp có một cách văn hóa ứng xử riêng, mang đặc điểm riêng, phù hợp với văn hóa ứng xử của cộng đồng. Sự phát triển của doanh nghiệp phải gắn liền với việc xây dựng, củng cố các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp. Chỉ khi đó doanh nghiệp mới có phát triển bền vững.
Để phát triển và mang đặc trưng riêng cho toàn Tập đoàn Kim Nam, mỗi ban cán sự Tập đoàn luôn luôn trau rồi và thực hiện đúng văn hóa doanh nghiệp Kim Nam góp phần xây dựng tập đoàn Kim Nam phát triển đúng tầm nhìn, sứ mệnh chủ tịch Nguyễn Kim Hùng đề ra:
Tầm nhìn: Kim Nam Group trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành dẫn đầu về chuyển đổi số hóa - tối ưu hóa hoạt động doanh nghiệp..
Sứ mệnh: Kim Nam Group vì khát vọng định vị doanh nghiệp Việt trên bản đồ toàn cầu với chiến lược “Make-in Việt Nam
Văn hóa giao tiếp Tập đoàn Kim Nam
Ứng xử, giao tiếp chính là một bộ phận cấu thành nên những giá trị hữu hình dễ quan nhất. Tập đoàn Kim Nam kiên quyết xây dựng môi trường làm việc tin cậy, ứng xử giao tiếp cũng là phương tiện gây ảnh hưởng lớn nhất đối với việc tạo một hình ảnh riêng của Tập đoàn trong con mắt khách hàng, đối tác và xã hội.
1.1    Văn hóa chào hỏi 
1.1.1    Cách chào hỏi 
-    Tư thế chào:
-    Đúng tư thế đĩnh đạc, hướng mắt nhìn người đối diện, thể hiện sự tôn trọng
-    Giữ tư thế thắng lưng, cúi đầu nhẹ khi chào
-    Mỉm cười thể hiện sự thân thiện
-    Khi người được chào bận việc, hoặc đăng giao tiếp với người khác có thể chỉ cần mỉm cười, hoặc gật đầu thể hiện sự nhận biết đối tượng
Thứ tự ưu tiên:
-    Nhân viên chào cấp trên trước, khi được chào, cấp trên phải chào lại 
-    Đồng nghiệp cùng cấp, người ít tuổi chào người nhiều tuổi trước
-    Khách hàng, đối tác: Chủ động chào khách hàng, hoặc đối tác trước

1.1.2    Cách thức bắt tay 
-    Dùng một tay và là tay phải để bắt tay
-    Khi bắt tay, mắt nhìn thẳng vào người đó thể hiện sự tôn trọng, thân thiện
-    Bắt tay với tư thế bình đẳng, đứng thẳng người thể hiện sự hữu nghị.
-    Biểu thị lòng hiếu khách, cần bắt tay lần lượt từng người theo thứ tự đến trước, sau, người cao tuổi hơn, người có chức vụ cao hơn
-    Khi đối tác ở vị trí xã hội cao hơn, cần chờ đối tác chìa tay ra trước

1.2    Văn hóa nói chuyện trao đổi 
-    Dùng từ ngữ phù hợp khi nói
-    Nói rõ ràng 
-    Thể hiện là người tích cực và có óc sáng tạo 
-    Giữ khoảng cách cần thiết khi nói chuyện 

1.3    Văn hóa nghe
-    Tập trung nắm bắt ý tưởng người đối thoại để đưa ra những cách diễn đạt cho phù hợp với khả năng hiểu biết và thu hút sự chú ý của họ
-    Khuyến khích người đối thoại bộc lộ ý kiến bằng cách đặt câu hỏi gợi mở  trong quá trình giao tiếp
-    Nhắc lại lời nói của người đối thoại bằng những từ đồng nghĩa nhằm tạo ra bầu không khí tin tưởng, mang lại cảm giác được lắng nghe, thấu hiểu
-    Cần giữ thái độ cởi mở khi giao tiếp và thể hiện sự lắng nghe, được thấu hiểu. Hãy nhìn thẳng và nở nụ cười với người đang nói
-    Không được thể hiện sự thiếu tôn trọng
-    Trong mọi trường hợp cần giữ thái độ bình tĩnh trước hành vi thiếu bình tĩnh của người đối thoại để làm dịu không khí căng thẳng, đồng thời thể hiện thái độ cầu thị, sẵn sàng hợp tác với người đối thoại

1.4    Văn hóa giao tiếp qua điện thoại
-    Nhấc máy ngay khi có thể
-    Nói ngắn gọn, xúc tích, rõ ràng, âm lượng vừa phải không ảnh hưởng đến người xung quanh, giọng nói vui vẻ thể hiện sự sẵn sàng hợp tác
-    Luôn giữ thái độ bình tĩnh lịch thiệp, không tranh cãi trên điện thoại 
-    Kết thúc cuộc gọi bằng một lời chào, lời cảm ơn và đặt máy nhẹ nhàng
-    Đặt chuông điện thoại âm lượng đủ nghe

1.5    Văn hóa giao tiếp giữa lãnh đạo, quản lý với nhân viên
·    Giao tiếp của cán bộ nhân viên với lãnh đạo 
-    Tôn trọng cấp trên và cư xử đúng mực khi giao tiếp
-    Có ý tưởng rõ ràng khi thực hiện giao tiếp với lãnh đạo, quản lý
-    Diễn đạt ngắn gọn, xúc tích, trọng tâm vấn đề cần nói
-    Luôn tỏ thái độ cầu thị và kiên quyết thuyết phục cấp trên khi cần thiết
-    Tuân thủ quyết định của cấp trên, làm tốt bổn phận của mình khi được giao phó
-    Khiêm nhường trước những thành tích và những lời khen ngợi của cấp trên đối với bản thân và đồng nghiệp 
·    Giao tiếp của lãnh đạo, quản lý với nhân viên 
-    Tạo không khí thân thiện, hòa đồng, quần chúng 
-    Tôn trọng, lắng nghe, chân thành, khuyến khích nhân viên bày tỏ chính kiến
-    Truyền đạt thông tin rõ ràng, mạch lạc nhất quán
-    Đối xử công bằng nhân viên, công minh trong việc thưởng, phạt
-    Bao dung, độ lượng đối với những lỗi ngẫu nhiên, không cố ý của nhân viên 
-    Quan tâm đến hoàn cảnh, gia đình, đời sống, cán bộ công nhân viên.

Văn hóa giao tiếp khách hàng
2.1    Quy định chung 
Làm vừa lòng khách hàng , tậm tâm với khách hàng, luôn mang đến dịch vụ và sản phẩm tốt nhất trong khả năng cho phép, luôn thể hiện, cam kết đúng nhất trong mọi hoạt động kinh doanh 
Tôn trọng khách hàng và cho họ cảm thấy họ được tôn vinh, tôn trọng
Lắng nghe ý kiến phê bình của khách hàng một cách tích cực
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng, luôn đặt lợi ích của khách hàng với quyền lợi của Tập đoàn
2.2    Văn hóa lễ tân với khách hàng 
-    Chào hỏi khách hàng trước và chủ động giúp đỡ 
-    Mở cửa đón khách, mỉm cười chào khách và lễ phép hỏi về mục đích của  
-    Khách đến thăm, làm việc về công việc công ty đều được các bộ phận có trách nhiệm chào hỏi, hướng dẫn tận tình và được tiếp tại phòng khách của công ty.
-    Thái độ của người tiếp khách (trực tiếp hoặc qua điện thoại) đều phải lịch sự niềm nở, chu đáo, lắng nghe, tận tình đáp ứng các yêu cầu chính đáng hoặc từ chối khéo léo các yêu cầu không chính đáng của họ.
-    Tác phong nhanh nhẹn, đúng giờ.
-    Giao tiếp với thái độ ân cần, gần gũi, biểu hiện sự thân thiện.
-    Đảm bảo rằng đang sẵn sàng và luôn sẵn sàng mọi lúc.
-    Tôn trọng khách hàng, đối tác.
-    Nhanh chóng giải quyết thắc mắc, than phiền của khách hàng, đối tác nhằm. phục vụ một cách hữu hiệu nhất.
-    Giao lưu cởi mở với khách hàng, đối tác trong quyền hạn, sẵn sàng chấp nhận các đề nghị và những ý tưởng cải tiến hợp lý của khách hàng, đối tác.
-    Biết lắng nghe, cố gắng hiểu được khách hàng, đối tác để có thể đưa ra những các diễn đạt phù hợp với khả năng chú ý của họ.
-    Trong giao tiếp với khách hàng, đối tác phải đảm bảo thái độ tôn trọng cấp trên và đồng nghiệp, không nói xấu tổ chức, cấp trên và đồng nghiệp.
-    Thực hiện đúng cam kết với khách hàng.


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây